Chú thích Phan Nhạc (Tây Tấn)

  1. Nay là Trung Mưu, Hà Nam
  2. Nguyên văn: 才颖见称/tài (tài giỏi) dĩnh (khác lạ) kiến (hiện ra) xưng (tâng bốc). Tài dĩnh nghĩa là tài năng xuất chúng; kiến xưng nghĩa là được người ta khen ngợi
  3. tức là Chung Quân (终军) và Giả Nghị (贾谊). Quân – Nghị đều sớm nổi danh, nên khái niệm “Chung Giả” được dùng để phiếm chỉ nhân tài trẻ tuổi
  4. Tư không là Tuân Úc, Thái úy là Giả Sung
  5. Nay là Cát Lợi, Lạc Dương
  6. Nguyên văn: 阁道东, 有大牛. 王济鞅, 裴楷鞧, 和峤刺促不得休/Các đạo đông, hữu đại ngưu. Vương Tể ưởng, Bùi Giai thu, Hòa Kiệu thứ xúc bất đắc hưu
  7. Nguyên văn: 取急/thủ cấp. Đời xưa gọi việc quan chức chạy đôn đáo lo việc riêng là thủ cấp. VD: Tư quy phú của Lục Cơ có câu: “余以 元康 六年冬取急归./Dư dĩ Nguyên Khang lục niên đông thủ cấp quy/Tôi vào mùa đông năm Nguyên Khang thứ 6 quay về.”
  8. Nguyên văn: 限断/hạn đoạn, nghĩa là thời điểm kết thúc của một bộ sử đương đại. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, việc đề xuất “hạn đoạn” đã có từ sớm: Tư Mã Thiên chép “Tôi thuật hoàng đế các đời về sau đến Thái Sơ thì xong, 130 năm.” Ban Cố chép “Khởi nguyên Cao Tổ, kết ở cái chết của Hiếu Bình, Vương Mãng.” Ở đây Tuân Úc, Vương Toản, Giả Mật đã tranh cãi về “hạn đoạn” của bộ sử nhà Tấn
  9. Nguyên văn: 干没/kiền một, nghĩa là đầu cơ để kiếm lợi ích. Hán thư – Trương Thang truyện có câu: “(Thang) ban đầu làm tiểu lại, ‘kiền một’, cùng tên tá điền Giáp của nhà giàu Trường An, thân thuộc của Ngư Ông Thúc giao dịch.” Nhan Sư Cổ chú Tư trị thông giám, dẫn Phục Kiền rằng: “Kiền một. Tìm kiếm thành – bại đấy.” Dẫn Như Thuần rằng: “Sớm chứa vật để đợi, đắc lợi là Kiền, thất lợi là Một.”
  10. Nguyên văn: 阿母, là một cách để gọi mẹ
  11. Nguyên văn: 逆旅/nghịch lữ, tạm dịch là quán trọ. Nguồn gốc từ Tả truyệnHi công năm thứ 2: “Nay Quắc làm việc bất đạo, ủng hộ nghịch lữ.” Đỗ Dự chú rằng: “Nghịch lữ, là khách xá đấy.” Thực tế “nghịch lữ” còn là nơi các thương nhân gặp gỡ rồi tiến hành giao dịch, bài thơ Bộ xuất hạ môn hành. Đông thập nguyệt (步出夏门行. 冬十月) của Tào Tháo có câu: “逆旅整设, 以通商贾/nghịch lữ chỉnh thiết, dĩ thông thương cổ.”
  12. Nguyên văn: 逐末废农/trục (đuổi theo) mạt (ngọn) phế nông. Theo Thiều Chửu: “sự gì không phải là căn bản cũng gọi là mạt. Như đi buôn gọi là 逐末/trục mạt, theo đuổi nghề mọn, vì ngày xưa trọng nghề làm ruộng mà khinh nghề đi buôn vậy.”
  13. Nguyên văn: 老小贫户/lão tiểu bần hộ. Lão tiểu nghĩa đen là người già và trẻ em, nghĩa bóng là nhân dân hay trăm họ (VD: Hán thư – Hàn Duyên Thọ truyện: “Lại dân mấy ngàn người tiễn đến Vị Thành, lão tiểu đẩy xe rùa, tranh nhau góp rượu thịt.”), ở đây dùng nghĩa thứ 2
  14. Mốc thời gian căn cứ vào Tấn thư – Vũ đế kỷ
  15. Nguyên văn: 躬耕藉田. 躬耕/cung (tự mình, đích thân) canh (cày cấy); đời xưa đế vương vào đầu mùa xuân đưa quần thần đến tịch điền tiến hành nghi thức cày ruộng gieo giống để khuyến nông. Nguồn gốc từ Lễ ký – Nguyệt lệnh: “(Tháng đầu mùa xuân) thiên tử thân chở cầy và lưỡi cầy... soái tam công, cửu khanh, chư hầu, đại phu cung canh đế tịch. Thiên tử 3 lần đẩy, tam công 5 lần đẩy, khanh, chư hầu 9 lần đẩy.” 藉田 hay 籍田/tịch điền; Nhan Sư Cổ chú, dẫn Vi Chiêu chú rằng: “籍/tịch nghĩa là mượn đấy. Mượn sức dân để trị vì, để phụng tông miếu, vả lại còn để khuyến khích thiên hạ, khiến chăm làm nông vậy!”
  16. Căn cứ vào lời tựa của Dương Kinh Châu lụy thì Dương Triệu mất vào năm 275. Những thông tin khác dựa vào lời tựa của Quả phụ phú
  17. Những thông tin trên dựa vào lời tựa và nội dung của Hoài cựu phú
  18. Nguyên văn: 文清旨诣/văn thanh chỉ nghệ
  19. Nguyên văn: 姿仪, nghĩa là dung mạo. VD: Lưu Nghĩa Khánh, tldd có câu “Hà Bình Thúc được khen ngợi về tư nghi, mặt rất trắng, Ngụy Minh đế ngờ ông đắp phấn.”
  20. Căn cứ vào lời tựa của bài: “Năm thứ 14 nhà Tấn (279), tôi được 32 lần xuân thu.” mà biết năm sinh của Phan Nhạc
  21. Vườn Kim Cốc thuộc về Thạch Sùng, là nơi Kim Cốc 24 hữu thường xuyên tụ họp. Cuộc họp mặt ở vườn Kim Cốc là hội thơ Trung Quốc đầu tiên được chánh sử ghi nhận, cũng là hội thơ đầu tiên phát hành tập thơ: Kim Cốc yến tập. Việc Thạch Sùng sáng tác bài tựa cho tập thơ này trở thành khuôn mẫu cho đời sau, tiêu biểu là Lan Đình tập tự, Đằng vương các tự,... Tiệc vườn Kim Cốc cũng là tiệc rượu đầu tiên ghi nhận hình thức phạt rượu (nếu không thể làm thơ) trong lịch sử văn học Trung Quốc
  22. Nguyên văn: “投分寄石友, 白首同所归/Đầu phân ký Thạch hữu, bạch thủ đồng sở quy.”

Liên quan